Bình Phước đột phá trong thu hút đầu tư

 BPO - Với chính sách thu hút đầu tư cởi mở, thông thoáng, đặc biệt là quan điểm xuyên suốt “đồng hành cùng các nhà đầu tư và doanh nghiệp” và việc tập trung nguồn lực chi cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp, những năm gần đây, Bình Phước đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, góp phần tạo nên bức tranh kinh tế - xã hội nhiều màu sắc.

Các nhà đầu tư gặp gỡ, trao đổi tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Phước năm 2020

Trải “thảm đỏ” mời gọi đầu tư

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước là cầu nối giữa Đông Nam bộ và Tây nguyên, cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Đông - Tây. Đặc biệt, ở vị trí tiếp giáp với tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, là những trung tâm kinh tế lớn, năng động của cả nước, Bình Phước có nhiều lợi thế trong liên kết vùng, giao thương, tập kết và trung chuyển hàng hóa. Phát huy các lợi thế đó, những năm qua, Bình Phước đã tập trung đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư. Nhiều chính sách thu hút đầu tư, đồng hành với doanh nghiệp (DN) đã được triển khai thực hiện. Trong đó, trọng tâm là việc tỉnh đã thành lập Tổ phản ứng nhanh tháo gỡ khó khăn cho DN do Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, cho thấy khát vọng thu hút đầu tư và tinh thần đồng hành với DN. Đặc biệt, hằng tháng, quý, định kỳ lãnh đạo tỉnh tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho DN.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi trao giấy chứng nhận cho các nhà đầu tư tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020

Năm 2020, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bình Phước đã xây dựng các kịch bản điều hành phát triển kinh tế - xã hội và đồng hành với DN. Trong đó, đáng chú ý là chủ trương đưa các loại quỹ có tính chất đầu tư vào Quỹ đầu tư của tỉnh để hỗ trợ DN vay vốn phát triển sản xuất, giải ngân cho vay giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo khai thông các nguồn lực chi cho đầu tư phát triển; tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn” về đất đai, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư, tăng cường đấu thầu qua mạng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền cho biết, thời gian qua, Bình Phước đã tập trung đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử với phương châm hành động “2 nhanh, 3 tốt”: Giải phóng mặt bằng nhanh, giải quyết thủ tục đầu tư nhanh và chính sách tốt, hạ tầng tốt, tình cảm tốt, đã tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại tỉnh và được cộng đồng DN đánh giá cao.

Nơi “đại bàng” về làm tổ

Với nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ trong đổi mới tư duy, cách làm, đến nay, Bình Phước đã có 8.581 DN, với số vốn đăng ký gần 87 ngàn tỷ đồng. Chỉ riêng năm 2020, Bình Phước có 1.230 DN thành lập mới, với số vốn đăng ký 19.900 tỷ đồng. Đặc biệt, khi mới tái lập tỉnh, Bình Phước chỉ có duy nhất 1 dự án đầu tư nước ngoài, nhưng đến nay đã có 272 dự án với số vốn đăng ký 2 tỷ 718 triệu USD, tăng gấp 132 lần. Riêng năm 2020, Bình Phước thu hút 36 dự án với số vốn đăng ký 432 triệu USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài vui mừng khi đón nhận giấy chứng nhận đầu tư tại Bình Phước

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2030, Bình Phước cũng đã thuận chủ trương quy hoạch mở rộng 3 khu công nghiệp (KCN) và thành lập mới 4 KCN. Công ty Becamex cũng sẽ xây dựng KCN và dân cư cao su Đồng Phú quy mô 6.317 ha. Đây là các KCN được xây dựng với quy mô lớn và hiện đại, là điều kiện hạ tầng thuận lợi cho các nhà đầu tư.

“Bình Phước sẽ tiếp tục rà soát và tạo điều kiện tốt nhất về mặt pháp lý, thủ tục, môi trường đầu tư để các dự án đầu tư sớm được triển khai thực hiện. Đặc biệt, Bình Phước sẽ tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bình Phước cam kết đồng hành với sự phát triển của DN. Xem lợi ích của DN là lợi ích của tỉnh và DN thành công là Bình Phước phát triển”.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi

Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020 diễn ra vào trung tuần tháng 12-2020 được đánh giá có quy mô và thành công nhất từ trước đến nay. Hội nghị thu hút khoảng 800 DN trong và ngoài nước đến tham dự. Đặc biệt, hội nghị có sự tham dự của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Tại hội nghị, UBND tỉnh Bình Phước đã trao giấy chứng nhận cho 35 nhà đầu tư đăng ký thực hiện 46 dự án trên địa bàn tỉnh với số vốn trên 46 ngàn tỷ đồng.

Cũng tại hội nghị này, Công ty cổ phần đầu tư chăn nuôi CP Việt Nam đã tổ chức khánh thành tổ hợp nhà máy CPV Food Bình Phước. Đây là tổ hợp chăn nuôi chế biến thịt gà xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Cùng ngày, Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Thành Phương cũng khởi công xây dựng trung tâm thương mại Đồng Xoài. Đây là tổ hợp bao gồm trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, khu nhà ở kết hợp với thương mại Shophouse và các công trình phụ trợ khác với tổng mức đầu tư trên 2.500 tỷ đồng…

Sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới

Phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định, tình hình thế giới được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, dịch Covid-19 có những tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy, đổi mới sáng tạo cách làm và tầm nhìn. Vấn đề đặt ra là Bình Phước phải sẵn sàng cơ sở hạ tầng các KCN, khu kinh tế, hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Chuẩn bị tốt nhất điều kiện để đón các làn sóng đầu tư mới.

“Tổ hợp nhà máy chế biến của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam được xây dựng trên diện tích hơn 10 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 250 triệu USD. Dự án là tổ hợp khép kín gồm: 1 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, 5 trại gà giống bố mẹ, 1 nhà máy ấp trứng, 24 trại gà thịt và 1 nhà máy giết mổ - chế biến thịt gà.

Dự án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được thực hiện tại thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long và các huyện: Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản và huyện Bù Đăng với quy mô 50 triệu con gà thịt/năm. Giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 100 triệu con gà thịt/năm”.

“Bình Phước cần tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, nhất là quỹ đất công từ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam để quy hoạch mới và mở rộng các khu, cụm công nghiệp. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến tinh các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điều quan trọng là phải xây dựng được chuỗi liên kết giá trị, xây dựng thương hiệu và ổn định đầu ra cho nông sản” - Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Minh Luận

Năm 2021, Bình Phước phấn đấu thu ngân sách gần 11.200 tỷ đồng

 BPO - Chiều nay 29-12, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền đã chủ trì hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách địa phương năm 2021.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Văn Lợi dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. 

Cùng dự có Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng và Phó chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Công.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền phát biểu tại hội nghị

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi khẳng định, 2020 là năm có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, với sự vào cuộc mạnh mẽ, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt kết quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Bình Phước đã thực hiện đạt và vượt 21/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,51%, thuộc nhóm cao trong cả nước. Đặc biệt, đến nay, Bình Phước là 1 trong 17 tỉnh, thành phố trong cả nước không có ca bệnh dương tính với virus Sars-Cov2.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, Bình Phước phấn đấu nâng tổng sản phẩm GRDP tăng từ 8,5 đến 9%. Thu ngân sách phấn đấu gần 11.200 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2020. Thu hút đầu tư trong nước khoảng 10 ngàn tỷ đồng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 200 triệu USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1% và toàn tỉnh có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Thảo luận tại hội nghị, đa số các ý kiến thống nhất với mục tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ, giải pháp UBND tỉnh đã thông qua. Một số ý kiến đề nghị, từ nay đến cuối năm và để chuẩn bị cho việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch năm 2021, cần tập trung làm tốt công tác phòng, chống dịch; chú trọng công tác giảm nghèo và nuôi dưỡng nguồn thu. 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đề nghị, năm 2021 dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tiếp tục nỗ lực, không chủ quan, lơ là, tự mãn với thành tích đạt được; phải tập trung, đoàn kết, chí công vô tư trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Người đứng đầu phải quán xuyến tất cả các mặt công tác; tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra ngay từ khâu tổ chức thực hiện và phải chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy.

“Chú trọng công tác thanh, kiểm tra giám sát, nhất là đối với những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực. Làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 và quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch công nghiệp, đô thị và hạ tầng giao thông. Đặc biệt, ngay từ đầu năm phải tập trung giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn chỉnh việc xây dựng chính quyền điện tử và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện”.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi

Ghi nhận các ý kiến phát biểu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền đề nghị, trên cơ sở chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được giao, đề nghị các cấp, ngành, địa phương khẩn trương cụ thể hoá thành kế hoạch hành động để thực hiện ngay từ đầu năm. Phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đặc biệt, phải lấy việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công làm thước đo cơ bản đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cuối năm.

“Bên cạnh tập trung các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, đề nghị các ngành, địa phương trên cơ sở nhiệm vụ của ngành mình, chủ động nắm chắc tình hình, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra các tình huống bị động, không hình thành điểm nóng tại cơ sở; quan tâm xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển”, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền nhấn mạnh.

Minh Luận - Phạm Tăng

'Việt Nam có tiềm năng trở thành một công xưởng của thế giới'

 

Theo trang mạng seekingalpha.com, Việt Nam có một số lợi thế ở tầm vĩ mô để tận dụng cơ hội chuyển dịch sản xuất do COVID-19, cũng như chào đón nhiều công ty chuyển cơ sở sản xuất đến Việt Nam.

'Viet Nam co tiem nang tro thanh mot cong xuong cua the gioi' hinh anh 1

Nhà máy ôtô VinFast. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sản xuất và Việt Nam có một số lợi thế ở tầm vĩ mô để tận dụng cơ hội này, cũng như chào đón nhiều công ty chuyển cơ sở sản xuất đến Việt Nam. Đó là nhận định trong bài viết vừa đăng trên trang mạng seekingalpha.com.

Theo bài viết, dù không quá lớn, nhưng kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh ở mức khoảng 6-7% trong nhiều năm qua và Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực và đang tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các nước khác.

Bài viết đánh giá so với một số nước láng giềng, Việt Nam có nền kinh tế đa dạng hơn, gồm sản xuất hàng dệt may, giày dép (Nike, Adidas), một số linh kiện điện tử (Lenovo) và sản xuất ôtô (Ford Motor), VinFast...

Trong khi đó, những nước trong khu vực như Malaysia quá phụ thuộc vào dầu khí (gần 16% kim ngạch xuất khẩu); Brunei có gần 90% kim ngạch xuất khẩu liên quan đến dầu mỏ; Indonesia có hơn 25% xuất khẩu liên quan đến dầu và than; Campuchia có nền kinh tế quá nhỏ và chỉ tập trung vào sản xuất dệt may.

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng hoạt động kinh tế trong năm 2020 đã giảm sút đáng kể và sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021.

Báo cáo cho thấy sự ổn định vĩ mô mà Việt Nam đang có về tăng trưởng, thâm hụt tài khoản vãng lai hay số lượng việc làm.

Nền kinh tế đủ đa dạng để chống đỡ sự suy giảm kinh tế do COVID-19 gây ra và vẫn tăng trưởng tích cực như trong dự báo của IMF.

Việc nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định cũng được chỉ ra trong phân tích độc lập khác của Ngân hàng Thế giới: Khuôn khổ kinh tế vĩ mô và tài khóa vẫn được duy trì ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP ước tính 1,8% trong nửa đầu năm 2020, dự kiến đạt 2,8% trong cả năm 2020.

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới được dự báo không suy thoái dù tốc độ tăng trưởng trong năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng ở mức 6-7%.

Theo trang mạng seekingalpha.com, ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam mới chỉ phát triển và các nhà sản xuất ôtô trong nước đang ngày càng lớn mạnh (ôtô VinFast). Đây là bước phát triển rất lớn vì ngành công nghiệp ôtô nói chung tạo ra rất nhiều việc làm và tăng trưởng cho một quốc gia.

Lợi thế của ngành công nghiệp ôtô còn non trẻ là sự ra đời của nhiều nhà cung ứng nhỏ, điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế/công việc. Ngành này, dù có nền tảng nhỏ, nhưng đang tăng trưởng hơn 100% và nhu cầu rất lớn.

Thái Lan có ngành công nghiệp ôtô rất phát triển, đã giúp nước này tăng trưởng trong nhiều năm qua.

Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích tăng trưởng bằng cách giảm thuế cho các công ty sản xuất ôtô và linh kiện ở Việt Nam thay vì nhập khẩu linh kiện.

Một lợi thế khác của Việt Nam là mức lương trung bình vẫn thấp hơn hầu hết các nước lân cận, dao động ở mức 5,5 USD/giờ. Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế nhờ tận dụng quy trình sản xuất và nhân công chi phí thấp.

'Viet Nam co tiem nang tro thanh mot cong xuong cua the gioi' hinh anh 2

Sản xuất may mặc tại khu công nghiệp Visip. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Hiện Chính phủ Việt Nam tăng chi tiêu cho hạ tầng và có kế hoạch tập trung tăng trưởng hơn nữa.

Việt Nam đang chi 5,7% GDP để cải thiện hạ tầng. Đây là mức chi cao nhất trong khu vực.

Tiền được đầu tư để kết nối thêm nhiều làng mạc bằng cách mở đường bộ, hạ tầng đường sắt gồm tuyến đường sắt Bắc-Nam nối hai đầu đất nước.

Việt Nam cũng có kế hoạch xây dựng 39 cảng trong kế hoạch mở rộng cảng biển. Tổng mức chi sẽ khoảng 80-100 tỷ USD trong 10 năm tới hoặc lâu hơn.

Bài viết đánh giá Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên “vàng” về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi.

Với dân số khoảng 100 triệu người tính đến năm 2019, chỉ khoảng 13% số dân thuộc tầng lớp trung lưu. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 26% vào năm 2025/2026. Điều này sẽ tạo động lực lớn cho tiêu dùng và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng cao hơn từ mức trung bình 6% hiện nay.

Nhiều công ty sẽ muốn tận dụng sự bùng nổ tiêu dùng này và có một bước nhảy vọt để đầu tư hơn nữa vào nền kinh tế Việt Nam.

Trong 10 năm qua, chỉ số thuận lợi kinh doanh đã cải thiện đáng kể, từ mức 98 trong năm 2011 lên mức 70 trong năm 2020.

Với việc chính phủ chú trọng đầu tư hơn vào hạ tầng, Việt Nam có 99% số làng có điện sáng, cộng với chỉ số vốn con người (HCI) cao.

Việt Nam có thể cải thiện chỉ số này hơn nữa và vươn lên lọt top 50 trong vài năm tới. Bài viết kết luận với tất cả những mặt tích cực này, Việt Nam có tiềm năng trở thành một công xưởng sản xuất của thế giới.

Nguồn TTXVN

Sức bật Bình Phước

 BPO - PGS.TS. Trần Đình Thiên, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ nói: Trước đây, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan cũng như do những đặc thù của tỉnh nên kinh tế - xã hội ở Bình Phước như chiếc lò xo bị nén lại. Vài năm trở lại đây, chiếc lò xo này đã bung bật, tạo nên sức bật mới về mọi mặt. Sức bật đó được thể hiện qua các chỉ số phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người, hoạt động xuất khẩu...

Quả thật, qua chặng đường 23 năm không nghỉ, vùng đất Bình Phước đã thay da đổi thịt, bắt nhịp tiến trình cùng cả nước đi lên trong phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới. Ấn tượng về Bình Phước hôm nay không chỉ là sự cần cù, sáng tạo của người dân trong cuộc mưu sinh đầy gian khó, mà sự đổi thay toàn diện từ đời sống đến cơ cấu kinh tế, thu nhập của người dân… Bình Phước đã và đang vươn lên mạnh mẽ hướng vào top các tỉnh, thành phố hàng đầu trong cả nước.

Bứt phá mạnh về kinh tế

Sau ngày tái lập, khi nhắc đến Bình Phước, mọi người đều nghĩ đến một tỉnh nghèo miền sơn cước, vùng biên giới xa xôi. Nơi đó, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém và trình độ dân trí thấp. Năm 1997, cơ cấu kinh tế của tỉnh chỉ là nông nghiệp; lĩnh vực công nghiệp chủ yếu vài tổ hợp chế biến hạt điều, sơ chế mủ cao su, khai thác đá, đũa tre... Toàn tỉnh duy nhất 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên thu ngân sách chỉ 172 tỷ đồng.

Thi công đường tại vùng sâu Đăng Hà, huyện Bù Đăng để tạo động lực phát triển

Xuất phát từ những điều kiện vô cùng khó khăn đó, Bình Phước đã xác định tầm quan trọng cho sự phát triển đúng hướng và khoa học là công tác quy hoạch trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, tỉnh đã chú trọng công tác quy hoạch, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, phát triển ngành, địa bàn, xây dựng… Từ những quy hoạch đã được phê duyệt, Bình Phước đang hoàn thiện dần diện mạo kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông từ trung tâm tỉnh lỵ đến các huyện và tiếp đến là các xã vùng sâu, vùng xa. Hệ thống giao thông của tỉnh từ thành phố Đồng Xoài đã kết nối với các xã, địa bàn vùng sâu, xa, biên giới hay với các tỉnh, thành khác khá hoàn chỉnh. Các khu công nghiệp ở Đồng Xoài, Chơn Thành, Đồng Phú… được đầu tư xây dựng hạ tầng bài bản. Các nhà đầu tư đã triển khai nhiều dự án thủy điện, sản xuất phân bón, trồng và chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu mang lại nhiều nguồn thu cho ngân sách. Do vậy, chỉ 23 năm sau ngày tái lập, Bình Phước đã có bước phát triển vượt bậc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu tăng nhanh; thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước; kết cấu hạ tầng được ưu tiên đầu tư; văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống nhân dân, nhất là người nghèo được quan tâm, chăm lo đúng mức.

Theo đánh giá, năm 2010, tức 13 năm sau ngày tái lập, thu ngân sách của tỉnh đạt 2.062 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 18,5 triệu đồng. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay các lĩnh vực công nghiệp - thương mại và dịch vụ đã đóng góp gần 53% trong tăng trưởng kinh tế; lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 57% còn 47%. Đặc biệt, trong năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi và đại dịch Covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Phước vẫn khá cao với 7,51%; thu hút đầu tư trong nước 120 dự án với số vốn đăng ký 12.000 tỷ đồng; thu hút đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 432 triệu đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2020 tăng 7,33%, với giá trị gần 2.840 triệu USD; thu ngân sách đạt 10.700 tỷ đồng; thu nhập bình quân 67,3 triệu đồng/người/năm. Toàn tỉnh có 13 khu công nghiệp, trong đó 8 khu đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 90% đã góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Vững vàng đi tới tương lai

Bình Phước hôm nay đã rút ngắn được khoảng cách với các tỉnh, thành bạn bởi hệ thống giao thông kết nối rộng khắp và những kết cấu hạ tầng cơ bản khác như điện, trường học, cơ sở y tế, hệ thống phát thanh - truyền hình và các hạ tầng dân sinh khác đã có mặt trên tất cả thôn, sóc. Vùng đất miền Đông gian khó năm nào nay đã thay da đổi thịt. Đồng bào S’tiêng, Mơnông, Khơme… đã vượt qua nghèo đói và xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi. Đời sống dân cư được cải thiện, kinh tế - xã hội đã có nhiều khởi sắc, quan hệ quốc tế được duy trì…

Phát huy những thành tựu đạt được, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra mục tiêu quan trọng trong nhiệm kỳ 2020-2025 phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, thuộc nhóm các tỉnh phát triển nhanh và bền vững, có quy mô kinh tế khá trong khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ khi đến thăm và làm việc tại tỉnh đã đánh giá rất cao về các thành tựu kinh tế - xã hội và an ninh, chính trị của Bình Phước trong thời gian qua. Bình Phước đã biết phát huy các thế mạnh về đất đai, khí hậu, cây trồng và các chính sách ưu đãi đầu tư để bứt phá vươn lên. Bình Phước phấn đấu đến năm 2025 thu ngân sách đạt 18.500 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng; thành lập mới 6.000 doanh nghiệp và 150 hợp tác xã... Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Bình Phước tập trung tái cơ cấu kinh tế, lựa chọn các ngành, lĩnh vực có hiệu quả để đầu tư; tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông thuận lợi kết nối vùng; đổi mới chính sách thu hút đầu tư. Một trong những chương trình đột phá là tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm tại huyện Đồng Phú và Chơn Thành để hình thành tam giác phát triển: Đồng Phú - Đồng Xoài - Chơn Thành. Tập trung cải cách hành chính, đến năm 2025 chính quyền điện tử của tỉnh trong top 30 các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Xây dựng chính sách thu hút lao động, phát triển hệ thống dạy nghề, liên kết đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt, tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020 của tỉnh, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã gợi mở về khai thác hiệu quả 5 thế mạnh và 5 nhiệm vụ cốt lõi là cơ hội để Bình Phước tăng sức bật mới, vươn lên cùng tầm cao của thời đại.

Khách đến Bình Phước hôm nay không chỉ đến với vùng đất đang tràn đầy sức sống mới, mà còn về với một chuỗi đô thị Đồng Xoài - Phước Long - Bình Long trẻ trung, năng động. Đó còn là Chơn Thành, Đồng Phú, Đồng Xoài trở thành những khu công nghiệp sầm uất. Bù Gia Mập, Bù Đăng, nơi hội tụ của các loại hình du lịch. Một Bù Đốp đang được tập trung đầu tư để cải thiện hạ tầng và nâng cao đời sống nhân dân. Đó còn là Lộc Ninh với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế nối liền các nước Đông Dương và Thái Lan… Đó còn là sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao trong các tầng lớp nhân dân, vượt qua khó khăn, thử thách đưa Bình Phước tiến lên. Những thành tựu đó là tiền đề thuận lợi để cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh nhà siết chặt đoàn kết, phấn khởi, tự tin hướng tới mục tiêu xây dựng Bình Phước thành tỉnh công nghiệp vào năm 2025.

Tấn Phong

Khánh thành Dự án Nhà máy điện mặt trời có vốn đầu tư trên 820 tỷ đồng

 BPO - Sáng nay 8-1, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lê Hoàng Lâm cùng Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi đã đến tham quan, dự lễ kỷ niệm 26 năm Ngày truyền thống Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ và khánh thành dự án Nhà máy điện mặt trời Thác Mơ có công suất 50MWp.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi tặng hoa chúc mừng Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ

Qua 26 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy thủy điện Thác Mơ đã cung cấp trên 20 tỷ KWh điện, đáp ứng ổn định cho hệ thống điện quốc gia và đóng góp vào ngân sách địa phương hàng năm trên 200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công trình đã mang lại hiệu quả thiết thực, quan trọng trong việc điều tiết chống lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du. Đồng thời cung cấp một nguồn nước dồi dào góp cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ gia đình của người dân trong khu vực. 

Cùng với sự hình thành Nhà máy thủy điện Thác Mơ là quá trình xây dựng các trạm điện tại Đồng Xoài, Phước Long, Lộc Ninh, thúc đẩy chương trình điện khí hóa của tỉnh đi trước một bước, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lãnh đạo tỉnh và các đơn vị cắt băng khánh thành Nhà máy điện năng lượng mặt trời Thác Mơ

Phát huy vai trò đi đầu trong ứng dụng năng lượng sạch, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ đã tiến hành đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Thác Mơ. Dự án có công suất 50MWp, gồm khoảng 125.000 tấm pin mono được lắp đặt trên diện tích 57 ha tại địa bàn xã Đức Hạnh (huyện Bù Gia Mập) và phường Thác Mơ (thị xã Phước Long). Dự án đi vào hoạt động, hàng năm sẽ đóng góp 78 triệu kWh vào hệ thống điện Quốc gia qua cấp điện áp 110kV và góp phần đưa Bình Phước trở thành một trong những trung tâm năng lượng tái tạo lớn của cả nước; tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Mi đã chúc mừng và đánh giá cao những định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ. Phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, công ty tiếp tục hoàn thiện và vận hành các nhà máy điện an toàn, hiệu quả; tích cực chung tay cùng chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội. Đồng thời, tiếp tục đầu tư và phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời mới trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là cụm dự án điện mặt trời Thác Mơ 2 (375mW) đã được UBND tỉnh thuận chủ trương khảo sát vào cuối năm 2020.

Thanh Mảng - Công Minh

Đất nền KCN Minh Hưng - Chơn Thành

Chính chủ cần bán gấp 8 nền mặt tiền đường Bê tông. Diện tích 5 x 50. 100m2 thổ cư. Ngân hàng hỗ trợ 60-70% giá trị tài sản.





Mặt tiền đường bê tông


Vị trí đất : Nằm ngay sau KCN Minh Hưng III. 
-Đất thuộc ấp 5 xã Minh Hưng - Huyện Chơn Chành - Bình Phước.
- Cách đại lộ 32m 1,3km.
- KCN Minh Hưng - Sykico 2km.
-DT 5 x 50, 5 x 60 có sẵn 100m2 thổ cư
-Sang tên công chứng ngay trong ngày
-Đất gần các tiện ích như
+ Sát trường KDC Phúc Hưng.
+ Đất có diện tích lớn ,có thể xây nhà trọ,trồng cây ăn trái hoặc ở định cư
+ gần KCN MINH Hưng 3 chỉ 5p đi xe để các anh chị thuận tiện di chuyển đi làm.
+ Đất chuẩn bị lên phường nên chắc chắn giá trị đất sẽ tăng cao.
+ giá cả bình quân nên phù hợp với các nhà đầu tư hoặc các anh chị công nhân cần có đất để định cư xây nhà
+ Sổ sách đầy đủ,pháp lý.
Quí khách hàng anh chị và các bạn quan tâm đầu tư khu vực này liên hệ trực tiếp SĐT 0933 620 779 gặp T. Đạt để nhận được giá tốt nhất. Đặc biệt có xe đưa đón khách hàng tham quan miễn phí.

Tổng quan KCN



699 tr250 m2Mặt tiềnMinh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước

Cách nhận diện sổ thật, sổ giả

Cafeland -   Ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi làm giả sổ đỏ, sổ hồng khiến nhiều người lo lắng, hoang mang. Làm thế nào có thể phân biệt được sổ thật, sổ giả để tránh rủi ro về pháp lý là điều nhiều người đang quan tâm.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, cho biết để nhận diện được sổ thật hay số giả, người mua cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, xem kỹ số seri hay mã vạch in tại cuối trang 4 sổ hồng.

Mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST.

Trong đó, MX là mã xã (phường) cấp GCN; MN là mã năm cấp GCN; ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Dãy số mã vạch có thể có 15 hoặc 13 chữ số. Trường hợp giấy chứng nhận thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh thì dãy số có 15 chữ số, các trường hợp còn lại dãy số sẽ có 13 số.

Cách nhận diện sổ thật, sổ giả

Thứ hai, kiểm tra mẫu Giấy chứng nhận theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT TT-BTNMT.

Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận gồm một tờ có bốn trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và trang bổ sung nền trắng, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ.

Mục I: Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm hai chữ cái tiếng Việt và sáu chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cách nhận diện sổ thật, sổ giả

Trang 2 in chữ màu đen gồm:

Mục II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có các thông tin về:

- Thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;

- Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;

- Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

Cách nhận diện sổ thật, sổ giả

Trang 3 in chữ màu đen gồm:

Mục III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Mục IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận;

Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;

Các nội dung trên của Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Thứ ba, kiểm tra tại cơ quan có thẩm quyền Văn phòng đăng ký đất đai.

Ở các cơ quan này sẽ kiểm tra được thông tin thửa đất chính xác; kiểm tra được mã vạch của sổ, dễ nhận biết được sổ thật hay sổ giả.

Trước tình trạng sổ giả xuất hiện nhiều như hiện nay, khi thực hiện mua bán nhà đất, người dân nên kiểm tra tính chính xác của giấy chứng nhận trước khi giao tiền.

Nguồn : Cafeland