Hiển thị các bài đăng có nhãn PHONG THỦY. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHONG THỦY. Hiển thị tất cả bài đăng

Ý nghĩa cây hạnh phúc trong phong thủy

 Là một trong các loại cây xanh có khả năng hấp thụ những khí thải độc hại từ môi trường, cây hạnh phúc còn mang những ý nghĩa tốt đẹp mà gia chủ nhất định phải sở hữu trong nhà.

Ý nghĩa cây hạnh phúc trong phong thủy - Ảnh 1

Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera sinica, thuộc chi Heteropanax, có nguồn gốc ở khu rừng nhiệt đới tại Trung Quốc và Đông Nam Á.

Cây có chiều cao từ 1,4m – 1,6m khi trồng làm cảnh trong nhà, ở ngoài môi trường chiều cao của cây có thể đạt tới 3m. Lá cây thường mọc xum xuê, lá non có màu xanh nhạt và sẽ chuyển sang màu xanh đậm khi lớn thêm. Cây có hoa màu trắng.

Ý nghĩa cây hạnh phúc

Đúng với tên gọi “hạnh phúc”, cây được coi là lá bùa may mắn giúp người sở hữu giữ được các mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình, giữ gìn hòa khí, gia tăng sự sung túc cho cả nhà.

Ý nghĩa cây hạnh phúc trong phong thủy - Ảnh 2

Với sắc xanh của lá, cây hạnh phúc còn mang ý nghĩa niềm tin, hy vọng, hạnh phúc và sự đầm ấm cho gia đình.

Là một trong các dòng cây cảnh đẹp, cây được trồng trong nhà để thể hiện sự tinh tế và độc đáo trong tính cách của gia chủ.

Công dụng cây hạnh phúc

Cây hạnh phúc được nhiều gia đình lựa chọn đặt ở vị trí phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc để trang trí, làm đẹp cho không gian thêm tươi mới và tràn đầy sức sống.

Ý nghĩa cây hạnh phúc trong phong thủy - Ảnh 3Ý nghĩa cây hạnh phúc trong phong thủy - Ảnh 4

Không những vậy, màu xanh của cây khiến chủ nhân cảm thấy được thư giãn, thoải mái và có thêm nguồn cảm hứng làm việc.

Giống như các loại cây xanh khác, cây hạnh phúc là trợ thủ đắc lực giúp cung cấp lượng oxi lớn cho không gian và có khả năng hấp thụ các chất độc hại từ các loại khí thải ra môi trường.

Cây hạnh phúc hợp mệnh gì?

Ý nghĩa cây hạnh phúc trong phong thủy - Ảnh 5

Theo ngũ hành phong thủy, cây hạnh phúc có màu xanh xum xuê, sẽ rất thích hợp để gia tăng vận khí, giải hạn cho gia chủ mệnh Kim.

Những gia chủ mệnh Kim trồng cây hạnh phúc trong nhà sẽ giúp ngôi nhà vừa có thêm không gian xanh gần gũi với thiên nhiên vừa giúp thư thái, cân bằng cuộc sống và có thêm động lực làm việc

Thảo Uyên (TH): Cafelan

Ý nghĩa phong thủy cây tài lộc

 Đúng với tên gọi mang đến tài lộc, vận may cho chủ sở hữu, cây tài lộc được dân văn phòng, giới kinh doanh,... ưa chuộng trồng trên bàn làm việc vừa tạo điểm nhấn không gian vừa mang lại nguồn phong thủy tốt.

Ý nghĩa phong thủy cây tài lộc

Cây tài lộc (cây may mắn) có tên khoa học Hylocereus, có nguồn gốc từ châu Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Nhật Bản và vùng Trung Đông.

Cây có đặc điểm với tân mọc thẳng cao 10 đến 30 cm, màu xanh rêu, không có cành phân nhánh và phần trên đầu là lá mọc xum xuê xanh mướt.

Cây thường được trồng trong chậu cảnh nhỏ để bàn. Mỗi chậu gồm 3 đến 5 cây ghép lại tạo thế đẹp, gốc cây được bao phủ bởi loại cỏ may mắn thuộc họ xương rồng bò có màu xanh mát mắt.

Cây tài lộc phát triển mạnh trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở Việt Nam nên được nhiều nhân viên văn phòng, giới kinh doanh,...ưa chuộng đặt trên bàn làm việc.

Ý nghĩa phong thủy cây tài lộc

Ý nghĩa phong thủy cây tài lộc

Đúng theo tên gọi, cây tài lộc mang ý nghĩa cầu được ước thấy, đem lại nhiều tài lộc, may mắn cho chủ nhân khi sở hữu loại cây này.

Với màu xanh mướt, xum xuê của lá, cây tài lộc đem đến một nguồn năng lượng tích cực làm cho cuộc sống chủ nhân thêm tươi mới và nhiều niềm vui. Màu xanh của cây còn giúp kích thích trí sáng tạo, tinh thần sảng khoái, thư giãn khi làm việc căng thẳng.

Cây còn mang ý nghĩa tượng trưng với mong muốn con cháu sum vầy, cuộc sống ấm no, hạnh phúc giống với hình tượng những trái nhỏ tròn đầy bao quanh gốc cây.

Với mong muốn thịnh vượng, sung túc cả năm, cây tài lộc là một món quà ý nghĩa dành tặng cho gia chủ mừng tân gia, dành tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Cây tài lộc hợp với mệnh nào?

Ý nghĩa phong thủy cây tài lộc

Cây tài lộc có màu xanh từ gốc đến ngọn, tượng trưng cho mệnh Mộc. Theo ngũ hành phong thủy, những người thuộc mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa rất thích hợp để trồng cây này.

Theo đó, người mệnh Mộc trồng cây thuộc mệnh Mộc (mối quan hệ tương hợp) sẽ tạo sự thuận lợi làm ăn, công việc suôn sẻ, không gặp nhiều bất trắc.

Những người mệnh Hỏa trồng cây thuộc mệnh Mộc (mối quan hệ tương sinh) sẽ giúp cho những người mệnh Hỏa được phù trợ bởi loài cây này, luôn có sự yểm trợ rất tốt về mặt phong thủy.

Với những gia chủ mệnh Thủy trồng cây thuộc mệnh Mộc (mối quan hệ tương sinh) thích hợp trồng cây tài lộc trong nhà hoặc để bàn làm việc.

Tuy nhiên, với những người mệnh Thổ, tức là đất thì theo quan niệm tự nhiên, cây cối hút dinh dưỡng, đâm rễ sâu vào lòng đất vậy nên người mệnh Thổ được cho là không hợp khi trồng cây tài lộc.

Theo quan niệm phong thủy là như vậy, tuy nhiên những ai có sở thích và ưa chuộng loại cây này đều có thể trồng và chăm sóc bình thường.

Ví trí đẹp đặt cây tài lộc

Ý nghĩa phong thủy cây tài lộc

Với ý nghĩa tốt trong phong thủy, cây tài lộc thường được các chủ nhân đặt tại các vị trí trung tâm để phát huy hết được tài khí của loại cây này.

Một số vị trí đẹp có thể đặt cây tài lộc như: bàn tiếp khách, bàn lễ tân, bàn làm việc, đại sảnh ra vào, ban thờ thổ công, cạnh cửa sổ đón nắng,…

Vì cây thuộc hành mộc, cây tài lộc đặt ở vị trí tốt nhất là hướng Đông Nam, hướng Nam và các góc phía Đông là những điểm phong thủy tốt nhất để đặt cây.

Thảo Uyên (TH): Cafeland

Ý nghĩa phong thủy của cây thường xuân

Nằm trong họ dây leo, dễ dàng trang trí cho các góc nhà, cây thường xuân được ưa chuộng trồng trong nhà giúp mang lại nhiều may mắn vào đầu xuân. Không những thế, cây thường xuân còn có nhiều công dụng trong đời sống.
Ý nghĩa phong thủy của cây thường xuân
Cây thường xuân có tên khoa học Hedera Helix, là một loài thực vật thuộc chi dây – cây dây leo, có nguồn gốc từ châu Á và tây Á. Tại Việt Nam, cây thường xuân mọc ở rừng ẩm Lào Cao (Sapa) và Lai Châu, với độ cao phân bố thường từ 1.300m trở lên và lan trên bề mặt cao 20 – 30 cm.
Đây là loại cây ưa khí hậu ấm mát, hơi chịu bóng, thường mọc bám trên đá trong rừng núi đá vôi ẩm, không mọc ở rừng núi đất. Cây có hệ thống rễ bám, phát triển, phân cành nhiều, dễ dàng tạo thành mảng lớn trùm kín bề mặt khối đá vôi.
Ý nghĩa phong thủy của cây thường xuân
Cây thường ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Khi quả già rụng xuống, hạt mắc vào kẽ đá, hốc mùn mới nảy mầm.

Ý nghĩa cây thường xuân

Cây thường xuân là một trong những loại cây phong thủy, được nhiều người ưa chuộng. Mang ý nghĩa xua đuổi âm khí, tà ma, mang đến bình an, may mắn cho gia chủ.
Ý nghĩa phong thủy của cây thường xuân

Công dụng cây thường xuân

Hội đồng khoa học châu Âu đã công nhận rằng dịch chiết từ lá thường xuân có thể làm dịu cơn ho và làm giảm đau ho vào năm 1998. Ngoài ra, thân, lá, hạt nấu uống với rượu ấm có thể dùng để giải ngộ độc. Hạt ngâm rượu để trị bệnh phong huyết, đau lưng.
Ở các nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, người ta sử dụng cây thường xuân để trị viêm khớp đau nhức, viêm gan, đau đầu, nôn ra máu, mắt mờ, nhọt độc sưng đau và sử dụng lá làm thuộc chườm nóng trị sưng hạch; quả làm thuốc trị thấp khớp.
Trong y học dân gian Ý, lá thường xuân được dùng làm thuốc uống để trị sỏi mật và làm thuốc sắc rửa trị đau dây thần kinh, viêm mô tế bào và đau răng.
Ý nghĩa phong thủy của cây thường xuân

Cây thường xuân hợp mệnh gì?

Theo ngũ hành phong thủy, cây thường xuân hợp với những người mệnh Thủy. Tuy nhiên, đây là loại cây xanh tốt quanh năm nên tất cả các tuổi đều trồng được. Cây còn có ý nghĩa phong thủy xua đuổi âm khí, mang lại bình an và may mắn cho chủ sở hữu cây thường xuân trong nhà.

Vị trí trồng cây thường xuân

Tùy theo không gian phòng ốc của mình mà chọn cho mình kích thước cây phù hợp. Dùng để trang trí nhà hàng, khách sạn, quán cafe, phòng khách, …trồng trong chậu để ở bàn, treo ở ban công, làm hàng rào.
Ý nghĩa phong thủy của cây thường xuân
Ý nghĩa phong thủy của cây thường xuân Ý nghĩa phong thủy của cây thường xuân
Ý nghĩa phong thủy của cây thường xuân
Thảo Uyên (TH)

Treo chuông gió phong thủy ở đâu để thu hút tài lộc?

Treo chuông gió trong nhà không những để trang trí, tạo âm thanh vui tai mà còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy giúp xua tan nguồn năng lượng tiêu cực và luân chuyển dòng khí tốt vào nhà.
Theo quan niệm phong thủy, chuông gió là sự kết hợp hài hòa giữa chuông và gió để tạo nên những âm thanh trong trẻo của thiên nhiên, đất trời,…Do vậy, người nghe được những âm vang của chuông gió sẽ cảm thấy tinh thần được thoải mái, bình yên.
Treo chuông gió phong thủy ở đâu để thu hút tài lộc?
Chuông gió còn mang đến thông điệp yêu thương, cầu chúc cho người thương luôn gặp nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Và đây là một món quà tặng thực sự có ý nghĩa.
Không những vậy, chuông gió còn tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi và mang lại năng lượng tích cực cho ngôi nhà.
Với những ý nghĩa trên, việc trang trí cho ngôi nhà bằng chuông gió là cần thiết. Tuy nhiên, để chuông gió phát huy được hết công dụng về mặt phong thủy, chủ nhân cần lưu ý đến chất liệu, hình dáng chuông gió theo hướng nhà hoặc theo mệnh.
Treo chuông gió phong thủy ở đâu để thu hút tài lộc?

Cách chọn chuông gió phong thủy theo hướng nhà

Nhà hướng Tây, Tây Bắc, Bắc: chọn chuông gió có chất liệu bằng kim loại
Nhà hướng Đông, Đông Nam, Nam: chọn chuông gió có chất liệu bằng tre, gỗ (mộc)
Nhà hướng Tây Nam, Đông Bắc: chọn chuông gió có chất liệu bằng đất sét nung, gốm sứ. Trong đó, nhà hướng Tây Nam thích hợp với chuông gió có hình trái tim treo trong nhà hoặc sân vườn, nhà hướng Đông Bắc thích hợp với chuông gió có các hình đức phật.
Treo chuông gió phong thủy ở đâu để thu hút tài lộc?
Nhà hướng Đông Bắc thích hợp với chuông gió có các hình đức phật

Cách chọn chuông gió phong thủy theo mệnh gia chủ

Người mệnh Kim thích hợp với chuông gió bằng kim loại có màu vàng, trắng, ánh kim tránh các màu hồng và đỏ.
Người mệnh Thủy thích hợp với chuông gió bằng kim loại với trắng hoặc xanh và không nên chọn vàng đất, đỏ.
Người mệnh Hỏa thích hợp với chuông gió bằng gỗ, tre với màu vàng và nâu.
Người mệnh Mộc thích hợp với chuông gió làm bằng tre hoặc gỗ với màu nâu.
Người mệnh thổ thích hợp với chuông gió làm bằng gốm, sứ, đá với màu vàng, hồng, đỏ, nâu đất và tránh các màu xanh lá, xanh đen, đen.

Cách chọn chuông gió phong thủy theo số thanh

Để tạo được âm thanh, chuông gió cần có các thanh rỗng và thanh đặc thiết kế đan xen lẫn nhau giúp tạo âm thanh trầm, bổng… Nhưng xét về mặt phong thủy, những chiếc chuông có số lượng thanh 5, 6, 8 sẽ có tác dụng xua đuổi tà khí tốt nhất.
Treo chuông gió phong thủy ở đâu để thu hút tài lộc?
Treo chuông gió ở cửa chính căn nhà khi cửa chính đối diện với cổng hoặc đường đi

Vị trí treo chuông gió hợp phong thủy

Treo chuông gió ở cửa chính của căn nhà, đặc biệt khi cửa chính đối diện với cổng hoặc đường đi khiến phong thủy nhà bị lộ sát.
Cửa chính đối diện với cửa sổ cũng dễ gặp điều không may, treo chuông gió phong thủy bên cạnh cửa sổ để tránh điềm xấu.
Tránh treo chuông gió trong phòng ngủ ngoại trừ trường hợp cửa phòng ngủ phạm phong thủy.
Không treo chuông gió trong nhà vệ sinh hoặc nhà bếp sẽ dẫn tới điều chẳng lành.
Thảo Uyên (TH)

Ý nghĩa cây kim thủy tùng trong phong thủy

Với thân hình nhỏ và mảnh nhưng cây kim thủy tùng lại có sức sống vô cùng bền bỉ, được các gia đình lựa chọn để trang trí nội thất trong nhà.
Cây kim thủy tùng
Cây măng leo (tên khoa học Asparagus Setaceus) còn được gọi là cây kim thủy tùng, bởi cây có lá khá giống cây thủy tùng ở phiên bản siêu mini, có nguồn gốc từ Nam Phi.
Kim thủy tùng là một loại thảo mộc lâu năm mọc um tùm với thân mảnh màu xanh, mềm, phân nhiều cành vươn dài, những cành nhỏ màu xanh mảnh như kim. Cây có lá hình tam giác nhỏ áp sát cành, tán lá mềm mại giống như cây dương xỉ và ra hoa từ mùa xuân đến mùa thu.
Ý nghĩa cây kim thủy tùng trong phong thủy

Công dụng cây kim thủy tùng

Cây kim thủy tùng chịu bóng râm bán phần, thường được trồng chủ yếu để trang trí nội thất trong nhà, làm đẹp cảnh quan khu vực nhà ở,…Bên cạnh đó, những tán lá cũng được sử dụng để cắm hoa để bàn làm việc, bàn tiếp khách hay kệ treo tường.
Một số cây kim thủy tùng được trồng quanh các hồ nước, hồ cá, hòn non bộ để làm cảnh.
Công dụng cây kim thủy tùng

Ý nghĩa cây kim thủy tùng

Cây kim thủy tùng có ý nghĩa phong thủy rất cao quý bởi sức sống bền bỉ, chịu được mọi địa hình khắc nghiệt, được xem như một chánh nhân quân tử.
Cây mang lại may mắn, phú quý và những điều an lành tốt đẹp cho người trồng chăm sóc. Do đó, đây là một món quà đầy ý nghĩa thích hợp dành tặng cho người thân, đồng nghiệp và những người thân yêu.
Ý nghĩa cây kim thủy tùng
Thảo Uyên (TH)

Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi

Những gia chủ đang muốn sở hữu cây lan chi để trang trí cho các góc, ban công, cửa sổ,… nhà mình thì sẽ không thể bỏ qua những công dụng hữu ích dưới đây.
Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi
Cây lan chi (tên tiếng anh: Spider plant) hay còn gọi là cây dây nhện, cây mẫu tử, cỏ mệnh môn,…có nguồn gốc từ miền nam châu Phi và những vùng nhiệt đới.
Cây lan chi thuộc dòng thân cỏ mọc thành bụi nhỏ, có chiều cao khoảng 30 – 40 cm với thân được bao quanh bởi những lá xanh tươi có mép ngoài màu trắng ngà.
Cây lan chi có 2 loại cơ bản đó chính là lan chi lá sọc và lan chi lá dài. Lan chi lá dài nhìn rất giống với lá hẹ và nó không đẹp bằng lan chi lá sọc. Vì thế lan chi lá sọc là loại cây được ưa thích trong cây cảnh hơn.
Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi
Cây lan chi lá sọc (trái) và cây lan chi lá dài

Ý nghĩa cây lan chi

Theo dân gian, cây lan chi là biểu tượng cho sức sống dẻo dai, kiên cường, bền bỉ theo năm tháng, là sự mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước khó khăn cũng như không truy cầu danh lợi.
Ngoài ra, nếu mong muốn tìm kiếm một loại cây giúp xua đuổi tà ma hay những điềm xấu trong cuộc sống thì đừng bỏ qua loại cây này. Bởi theo phong thủy, cây lan chi là lá bùa hộ mệnh cực tốt đem lại hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng vượng cho người sở hữu.
Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi

Công dụng cây lan chi

Cây lan chi có khả năng hấp thụ được các chất Cacbonic và mọi khí độc vào ban đêm, cho nên nó rất thích hợp để đặt trong phòng ngủ.
Trong khoảng 24 giờ, cây lan chi có thể hấp thu 80% Formaldehyde và 95% khí CO2, Benzen, Phenyl ethylene do máy in, máy Photocopy thải ra. Bên cạnh đó nó còn có khả năng hấp thu chất Nicotine trong khói thuốc lá và tia bức xạ máy tính.

Cây lan chi hợp mệnh gì?

Với màu xanh mướt mắt, cây lan chi phù hợp với những người thuộc mệnh Thủy. Để phát huy được mặt phong thủy tốt, chủ sở hữu cây lan chi nên chọn chậu cây trồng màu xanh sẽ giúp mang đến thành công, tài lộc cho người trồng.
Bên cạnh đó, cây lan chi cũng rất hợp với người tuổi Mùi. Người tuổi Mùi trưng chậu cây lan chi trong nhà sẽ giúp mang lại những điều tốt đẹp trong công việc lẫn cuộc sống.

Vị trí đặt cây lan chi

- ban công, cửa sổ: đây là loại cây ưa sáng hoặc chịu bóng một phần nên có thể đặt ở ban công hoặc cửa sổ sẽ giúp cây phát triển tốt.
Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi
Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi
- Trên bàn làm việc, bàn học: cây lan chi có khả năng hút được những tia độc hại phát ra từ máy tính sẽ giúp cho mắt và da.
Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi
Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi
-Công trình nội thất: cây lan chi còn được ưa chuộng làm cây cảnh để bàn trong nhà, trong bếp, trên nóc tủ, giá sách,…với sự kết hợp các loại cây khác đẹp mắt và hài hòa không gian.
Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi
Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi
Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi

Thảo Uyên (TH)

Ý nghĩa và cách bố trí tháp văn xương theo phong thủy

Không phải là tòa tháp biểu tượng thường thấy trong kiến trúc của đình, đền hoặc chùa, tháp văn xương ngày nay được chế tác thành một phiên bản nhỏ hơn để phù hợp đặt trên bàn học, bàn làm việc của nhiều gia đình với mong muốn sự nghiệp, học vấn ngày càng đi lên.

Dựa trên các công trình kiến trúc biểu tượng của đình, đền hay chùa, mô hình tháp văn xương thu nhỏ ngày nay được sử dụng như một vật phẩm phong thủy trong nhà. Tháp văn xương được làm từ các chất liệu khác nhau như đồng, đá, thạch anh, thủy tinh hoặc pha lê.

Tháp văn xương
Tháp văn xương thật trong kiến trúc chùa
Mô hình tháp văn xương thu nhỏ
Mô hình tháp văn xương thu nhỏ
Hiện nay, tháp văn xương có nhiều loại gồm bảy tầng, chín tầng và 13 tầng. Tháp càng nhiều tầng, càng cao thì càng tỉ mỉ và đắt tiền hơn.

Ý nghĩa phong thủy tháp văn xương

Tháp văn xương là biểu tượng của chùa chiền, trí tuệ và uy lực gia trì của Phật pháp, rất lợi cho học sinh học hành đỗ đạt, tiến lên trong con đường công danh sự nghiệp dựa theo phong thủy. Do đó tháp văn xương được chế tác thành nhiều mô hình phong thủy để tiện trưng bày trong nhà và nơi làm việc.
Thông thường, tháp văn xương càng cao thì tác dụng phong thủy càng mạnh. Tuy nhiên, đối với nam giới chỉ nên chọn tháp chín tầng mới là vượng nhất vì số 9 có nghĩa là chí tôn tối cao, trong phong thủy hoặc tôn giáo đều là con số cát tường, đại diện cho người đàn ông.
Rùa đầu rồng cõng tháp văn xương
Rùa đầu rồng cõng tháp văn xương cũng là một trong những vật phẩm phong thủy được ưa chuộng.

Cách bố trí tháp văn xương

Nếu gia đình có con cái đang đi học, đặt tháp văn xương trên bàn học, tủ sách hoặc trong phòng học sẽ mang lại sự đỗ đạt, thăng tiến trong công danh và trí tuệ.
Nếu muốn công việc thuận lợi, gia chủ hãy đặt tháp văn xương trên bàn làm việc, phòng làm việc của mình.
Ngược lại, không đặt tháp văn xương trong phòng vệ sinh, bếp đun hoặc đặt gần các đồ vật không sạch sẽ dẫn đến học hành lẫn sự nghiệp tốn nhiều công sức nhưng không mang lại thành quả cao.
Ngoài ra, để đặt tháp văn xương hợp phong thủy, gia chủ cần dựa trên vị trí sao Văn Xương theo tuổi của mình.
 Thảo Uyên (TH)

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Với những tán lá hình quạt to tròn tỏa bóng mát cùng ứng dụng thiết thực trong đời sống, cây cọ cảnh ngày càng được sử dụng nhiều trong trang trí tiểu cảnh không gian nhà ở.
Cây cọ cảnh (tên khoa học: Livistona Chinensis) thuộc họ thực vật cau, có nguồn gốc từ khu vực cận nhiệt đới Đông Á, là loài bản địa của nam Nhật Bản, Đài Loan và một số đảo trên Biển Đông.
.
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh có phần lá xòe to hình quạt, mép lá có hình răng cưa, gân nổi rõ hình chân vịt và có màu xanh bóng.
Thân cây cọ cảnh thường cao khoảng 50cm đến 2m. Thông thường, cây cọ cảnh có một đốt rất ngắn, những cây cao thường có thân sần sùi do những bẹ lá già rụng để lại và có màu nâu xám.
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh có nhiều gai mọc ở dọc cuống lá, cuống lá cứng và dài.
Cọ cảnh là loại cây ưa ẩm, có tốc độ sinh trưởng chậm nên khi trồng trong nhà hoặc văn phòng cần tìm vị trí có ánh sáng thích hợp để cây luôn xanh tốt.
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh được dùng làm cây trang trí nội thất nhà ở, văn phòng, lối ra vào khách sạn,…
Những cây cọ nhỏ xinh được dùng làm cây cảnh để trang trí nội thất, văn phòng, lối ra vào của khách sạn, khu nghỉ dưỡng,…
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Cọ cảnh thanh lọc không khí cho không gian phòng làm việc
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh trang trí cho khu vực cầu thang nhà ở.
Ngoài tác dụng trang trí làm đẹp, nó còn có tác dụng giảm căng thẳng mệt mỏi, điều hòa không khí.
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Với những cây cọ cảnh có kích thước lớn hơn thì nó phù hợp là cây công trình ngoài trời như dải phân cách, khuôn viên công cộng, trang trí tiểu cảnh, bồn cây.
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh sử dụng trong trang trí tiểu cảnh sân vườn
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Không những có tác dụng làm đẹp không gian sống, cây cọ cảnh còn có khả năng thanh lọc khí rất tốt, đặt biệt là khí benzen và formaldehyde có trong khói thuốc lá, tấm cách nhiệt hay những khí độc gây tổn hại đến sức khỏe con người.
Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh
Cọ cảnh là một trong những loại cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy tốt. Người ta cho rằng cọ cảnh là cây sinh tài giữ của, mang nhiều vận may, tài lộc và ngày càng được nhiều gia đình cũng như nhiều văn phòng, công ty, khách sạn,… ưa trồng
Thảo Uyên (TH)

Cách đặt kỳ lân phong thủy thu hút tài lộc

Kỳ lân là con vật đứng thứ hai trong bộ tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng được đánh giá là có quyền lực rất lớn và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong thủy. Nếu chủ nhân đặt sai cách sẽ ảnh hưởng đến vượng khí của ngôi nhà hoặc công ty, cửa hàng kinh doanh.
Kỳ lân phong thủy

Ý nghĩa kỳ lân phong thủy

Theo truyền thuyết, kỳ lân là con vật có đầu rồng, mũi sư tử, thân hình giống hươu, chân ngựa, lông đuôi dài, trên thân phủ đầy vảy cực kỳ ấn tượng. Kỳ lân không bao giờ giậm chân lên bất kỳ sinh vật sống nào, chỉ ăn cỏ và uống nước tinh khiết nên có ý nghĩa rất lớn trong phong thủy.
Theo đó, kỳ lân phong thủy có khả năng “trấn trạch” toàn bộ căn nhà, bảo vệ nguồn khí bên trong gia đình, ổn định bầu không khí xung quanh, tránh được các chòm sao xấu và hóa giải các hướng xấu trong nhà.

Kỳ lân phong thủy hợp mệnh gì

Kỳ lân phong thủy hợp với tất cả các mệnh nhưng vẫn có sự khác biệt về màu sắc, chất liệu để mang lại vượng khí tốt nhất.
Người mệnh Kim sử dụng kỳ lân làm bằng kim loại hoặc bằng đất nung, gốm sứ và có màu sắc thuộc mệnh Kim (tương hợp) như trắng, ánh kim, ánh bạc hoặc mệnh Thổ (tương sinh) như vàng, nâu sẽ giúp đạt được những thành công trong sự nghiệp.
Người mệnh Mộc sử dụng kỳ lân làm bằng chất liệu gỗ hoặc thủy tinh và có màu sắc thuộc mệnh Thủy (tương sinh) như xanh dương, đen hoặc mệnh Mộc (tương hợp) như xanh lá cây sẽ đem đến những tài vận tốt cho chủ sở hữu.
Kỳ lân phong thủy hợp mệnh gì
Người mệnh Thủy sử dụng kỳ lân làm bằng chất liệu từ ngọc, thủy tinh hoặc kim loại và có màu sắc thuộc mệnh Thủy (tương hợp) và mệnh Kim (tương sinh) sẽ giúp hóa giải vận hạn, đem đến may mắn, tiền tài.
Người mệnh Hỏa sử dụng kỳ lân làm bằng gỗ và có màu sắc thuộc mệnh Hỏa (tương hợp) như đỏ, cam, hồng, tím hoặc mệnh Mộc (tương sinh) sẽ giúp đem lại may mắn và thành công trong sự nghiệp.
Người mệnh Thổ sử dụng kỳ lân làm bằng gốm sứ và có màu sắc thuộc mệnh Thổ (tương hợp) hoặc mệnh Hỏa (tương sinh) sẽ giúp hóa giải vận hạn.

Cách đặt kỳ lân phong thủy

Để đặt kỳ lân hợp phong thủy, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là trong nhà không được trưng bày kỳ lân chưa khai quang (khai quang điểm nhãn), tức là thủ tục để linh vật nhận chủ nhân.
Tuy nhiên thủ tục này cần được thực hiện bởi thầy phong thủy hoặc các sư thầy tại chùa, là những người am hiểu và có chuyên môn, tránh tự làm sẽ gây phản tác dụng và chỉ thực hiện cho linh vật trưng bày trong nhà, không thực hiện cho linh vật đeo trên người.
Cách đặt kỳ lân phong thủy
Kỳ lân tống tử đồng phong thủy
Sau khi khai quang, chủ nhân có thể tham khảo những vị trí dưới đây:
* Đặt kỳ lân phong thủy trong nhà
- Nếu gia chủ mong muốn con cái sẽ đặt kỳ lân trong phong ngủ và phù hợp với mệnh của gia chủ mà chọn hướng phù hợp.
- Nếu gia chủ mong muốn thành công trong công việc, học hành sẽ đặt một đôi kỳ lân tại các không gian làm việc như phòng làm việc, phòng đọc sách hoặc trên mặt bàn.
- Nếu gia chủ mong muốn tài lộc, may mắn, gia đình bình yên, thuận hòa sẽ đặt Kỳ Lân ngay trong phòng khách, vừa thể hiện được sự tôn trọng của bản thân đối với linh vật, vừa giúp Kỳ Lân phong thủy “trấn trạch” được căn nhà một cách thuận lợi, dễ dàng nhất.
- Không nên đặt Kỳ Lân tại vị trí gần cửa sổ, như vậy thể hiện thái độ không tôn trọng đối với linh vật, có thể khiến Kỳ Lân “cắn ngược” lại chủ nhà, đem đến tai ương cho cả gia đình.
 Thông thường tại công ty, doanh nghiệp trưng bày kỳ lân theo đôi. Một cặp kỳ lân tọa lạc hai phía cửa chính của công ty, đuôi hướng vào phía trong, đầu hướng ra ngoài sẽ đem tới cho công ty, doanh nghiệp những cơ hội thăng tiến cực kỳ lớn.
Thảo Uyên (TH)

PHONG THỦY