Ý nghĩa và cách bố trí tháp văn xương theo phong thủy
Không phải là tòa tháp biểu tượng thường thấy
trong kiến trúc của đình, đền hoặc chùa, tháp văn xương ngày nay được
chế tác thành một phiên bản nhỏ hơn để phù hợp đặt trên bàn học, bàn làm
việc của nhiều gia đình với mong muốn sự nghiệp, học vấn ngày càng đi
lên.
Dựa trên các công trình kiến trúc biểu tượng của đình, đền hay chùa, mô hình tháp văn xương
thu nhỏ ngày nay được sử dụng như một vật phẩm phong thủy trong nhà.
Tháp văn xương được làm từ các chất liệu khác nhau như đồng, đá, thạch
anh, thủy tinh hoặc pha lê.
Tháp văn xương thật trong kiến trúc chùa
|
Mô hình tháp văn xương thu nhỏ
|
Hiện
nay, tháp văn xương có nhiều loại gồm bảy tầng, chín tầng và 13 tầng.
Tháp càng nhiều tầng, càng cao thì càng tỉ mỉ và đắt tiền hơn.
Ý nghĩa phong thủy tháp văn xương
Tháp
văn xương là biểu tượng của chùa chiền, trí tuệ và uy lực gia trì của
Phật pháp, rất lợi cho học sinh học hành đỗ đạt, tiến lên trong con
đường công danh sự nghiệp dựa theo phong thủy. Do đó tháp văn xương được
chế tác thành nhiều mô hình phong thủy để tiện trưng bày trong nhà và
nơi làm việc.
Thông
thường, tháp văn xương càng cao thì tác dụng phong thủy càng mạnh. Tuy
nhiên, đối với nam giới chỉ nên chọn tháp chín tầng mới là vượng nhất vì
số 9 có nghĩa là chí tôn tối cao, trong phong thủy hoặc tôn giáo đều là
con số cát tường, đại diện cho người đàn ông.
Rùa đầu rồng cõng tháp văn xương cũng là một trong những vật phẩm phong thủy được ưa chuộng.
Cách bố trí tháp văn xương
Nếu
gia đình có con cái đang đi học, đặt tháp văn xương trên bàn học, tủ
sách hoặc trong phòng học sẽ mang lại sự đỗ đạt, thăng tiến trong công
danh và trí tuệ.
Nếu muốn công việc thuận lợi, gia chủ hãy đặt tháp văn xương trên bàn làm việc, phòng làm việc của mình.
Ngược
lại, không đặt tháp văn xương trong phòng vệ sinh, bếp đun hoặc đặt gần
các đồ vật không sạch sẽ dẫn đến học hành lẫn sự nghiệp tốn nhiều công
sức nhưng không mang lại thành quả cao.
Ngoài ra, để đặt tháp văn xương hợp phong thủy, gia chủ cần dựa trên vị trí sao Văn Xương theo tuổi của mình.
Thảo Uyên (TH)
Chuyên mục:
PHONG THỦY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét