Trang trí không gian nhà ở với cây lan chi
Những gia chủ đang muốn sở hữu cây lan chi để trang trí cho các góc, ban công, cửa sổ,… nhà mình thì sẽ không thể bỏ qua những công dụng hữu ích dưới đây.
Cây lan chi (tên
tiếng anh: Spider plant) hay còn gọi là cây dây nhện, cây mẫu tử, cỏ
mệnh môn,…có nguồn gốc từ miền nam châu Phi và những vùng nhiệt đới.
Cây
lan chi thuộc dòng thân cỏ mọc thành bụi nhỏ, có chiều cao khoảng 30 –
40 cm với thân được bao quanh bởi những lá xanh tươi có mép ngoài màu
trắng ngà.
Cây
lan chi có 2 loại cơ bản đó chính là lan chi lá sọc và lan chi lá dài.
Lan chi lá dài nhìn rất giống với lá hẹ và nó không đẹp bằng lan chi lá
sọc. Vì thế lan chi lá sọc là loại cây được ưa thích trong cây cảnh hơn.
Cây lan chi lá sọc (trái) và cây lan chi lá dài
Ý nghĩa cây lan chi
Theo
dân gian, cây lan chi là biểu tượng cho sức sống dẻo dai, kiên cường,
bền bỉ theo năm tháng, là sự mạnh mẽ, không chịu khuất phục trước khó
khăn cũng như không truy cầu danh lợi.
Ngoài
ra, nếu mong muốn tìm kiếm một loại cây giúp xua đuổi tà ma hay những
điềm xấu trong cuộc sống thì đừng bỏ qua loại cây này. Bởi theo phong
thủy, cây lan chi là lá bùa hộ mệnh cực tốt đem lại hạnh phúc, may mắn
và thịnh vượng vượng cho người sở hữu.
Công dụng cây lan chi
Cây lan chi có khả năng hấp thụ được các chất Cacbonic và mọi khí độc vào ban đêm, cho nên nó rất thích hợp để đặt trong phòng ngủ.
Trong
khoảng 24 giờ, cây lan chi có thể hấp thu 80% Formaldehyde và 95% khí
CO2, Benzen, Phenyl ethylene do máy in, máy Photocopy thải ra. Bên cạnh
đó nó còn có khả năng hấp thu chất Nicotine trong khói thuốc lá và tia
bức xạ máy tính.
Cây lan chi hợp mệnh gì?
Với
màu xanh mướt mắt, cây lan chi phù hợp với những người thuộc mệnh Thủy.
Để phát huy được mặt phong thủy tốt, chủ sở hữu cây lan chi nên chọn
chậu cây trồng màu xanh sẽ giúp mang đến thành công, tài lộc cho người
trồng.
Bên
cạnh đó, cây lan chi cũng rất hợp với người tuổi Mùi. Người tuổi Mùi
trưng chậu cây lan chi trong nhà sẽ giúp mang lại những điều tốt đẹp
trong công việc lẫn cuộc sống.
Vị trí đặt cây lan chi
- ban công, cửa sổ: đây là loại cây ưa sáng hoặc chịu bóng một phần nên có thể đặt ở ban công hoặc cửa sổ sẽ giúp cây phát triển tốt.
- Trên bàn làm việc, bàn học: cây lan chi có khả năng hút được những tia độc hại phát ra từ máy tính sẽ giúp cho mắt và da.
-Công
trình nội thất: cây lan chi còn được ưa chuộng làm cây cảnh để bàn
trong nhà, trong bếp, trên nóc tủ, giá sách,…với sự kết hợp các loại cây
khác đẹp mắt và hài hòa không gian.
Thảo Uyên (TH)
Chuyên mục:
PHONG THỦY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét