Kinh Nghiệm Chọn Đất Nông Nghiệp


 Dù đất gì đi chăng nữa, thì nước được ưu tiên hàng đầu, các bạn có ở, hay trồng cây, chăn nuôi, thì không có nước là bước đầu đi tới thất bại trong nông nghiệp. Vì thế nên ưu tiên chọn các mảnh sát sông, suối, hoặc gần đó có ruộng, mương, kênh thủy lợi. Hoặc ít nhất gần đó người dân khoan, đào giếng, múc hồ có nước ngầm dồi dào. Còn không thì dù rẻ mấy cũng không nên mua. Miếng đất có nước dồi dào, sẽ rất tiết kiệm chi phí về sau. Đừng tham vọng kiểu Israel, tích nước mưa rồi tưới nhỏ giọt nha. Bán đất trả nợ đó. Họ có hệ thống nước cho nông nghiệp riêng, nên không học theo họ được đâu, nước sạch của Việt Nam mình làm còn không xong, huống hồ nước lọc cho nông nghiệp. Luôn tính đường tiết kiệm chi phí nhất có thể.



- Lộ thông tài thông, đường phải đi ô tô được, không đi ô tô được sẽ rất tốn kém về sau cho chi phí vận chuyển, vận hành farm. Có thể không cần mặt tiền, nhưng đường phải đủ rộng. Xe ô tô quay đầu được mới nên chọn.
- Điện, 3 pha càng tốt, không thì một pha, Farm lớn thì phải cần 3 pha, còn hem 1 pha cũng được, điện yếu phải tưới bằng máy dầu, còn pin mặt trời chi phí rất cao, có thể dùng tạm cho sinh hoạt hằng ngày thì ok, tưới tiêu thì không nên.

- Điạ hình đồi thoải chứ đừng dốc quá, đồi thoải sẽ giúp cây đón nắng và gió tốt hơn bằng phẳng. Nhưng về vận hành thì mỗi loại địa hình có thế mạnh riêng. Biết về phong thủy chút xíu thì đi chọn đất cũng rất lợi hại.
- Pháp lý: Cái này rất quan trọng. Pháp lý phải rõ ràng. Sau có kẹt tiền còn có cái thế chấp để vay ngân hàng. Chỗ Dozen là Ninh Hòa - Khánh Hòa có 2 loại rõ ràng mà không rõ ràng là đất trong hạn điền và vượt hạn điền.
+ Sổ hồng trong hạn điền: Hết hạn 50 năm ghi trên sổ đỏ, gia hạn 50 năm tiếp được.
+ Sổ hồng diện vượt hạn điền: Hết hạn ghi trong sổ đỏ, nhà nước thu hồi, hên thì được cho thuê dạng đất 5%, đóng phí hàng năm.

- Loại đất - xếp hạng từ đỉnh xuống đáy nha:
+ Trồng cây lâu năm: Loại này khi chuyển nhượng thì đóng thuế cao, bù lại đất rất giá trị, do khi chẳng may dính quy hoạch dự án gì đó thì đền bù được giá, chỉ thua thổ cư.
+ Trồng cây hàng năm khác: Loại này có thể chuyển đổi lên lâu năm nếu bạn chuyển đổi cây trồng qua lâu năm xong. Mời đơn vị có thẩm quyền lên thẩm định sẽ được chuyển đổi. Lúc chuyển nhượng đóng thuế thấp.
+ Rừng sản xuất: nói chung trồng gì cũng được, không nhất thiết trồng rừng. Nhưng không chuyển đổi mục đích sử dụng trên sổ hồng được. Sang nhượng được bình thường.
+ Lúa: Muốn sở hữu khá phức tạp, vì cần có xác nhận của địa phương là có sản xuất nông nghiệp mới được sở hữu.
+ Rừng phòng hộ, đất quốc phòng, đất dính quy hoạch, .... thì né ra, đừng đụng làm gì.
- Kiểm tra quy hoạch trên UBND thật kỹ, vì làm nông, đầu tư lâu dài, trường vốn, dính quy hoạch gì đó là coi như công sức nuôi trồng coi như đi tong, bắt đầu lại rất tốn thời gian và tiền bạc. Có thể vác CV đi làm thuê lại, phát tờ rơi để trả nợ. hehe.
- Sổ hộ hay sổ riêng: Nếu sổ hộ, thì toàn bộ gia đình hộ đó phải đồng ý bán. Còn sổ riêng, thì phải xem người đó có gia đình chưa, vợ chồng phải đồng ý bán mới tiến hành cọc và giao dịch. Tốt nhất tiến hành các thủ tục ở văn phòng công chứng tư. Vì nhiều hệ thống tư pháp cấp xã làm rất ẩu. Rất yếu về pháp lý dẫn tới việc trả hồ sơ của 1 Cửa làm tốn thời gian của đôi bên. Chưa kể rủi ro về sau khi pháp lý lúc chuyển nhượng không ổn.

Ai cần biết gì thêm cứ inhbox nhé. Tiện thể thấy hay thì share giúp em nhé. Sắp tới em sẽ triển khai giới thiệu anh chị những lô đất thích hợp làm Farmstay nghĩ dưỡng nhé.
BĐS Chơn Thành (ST)
Chuyên mục:

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét